Bác sĩ Mai Thị Bích Hà - Phòng khám Đa Khoa Tâm Đức (Đồng Xoài - Bình Phước) cho biết, ho là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em, khi đường hô hấp bị ảnh hưởng bởi virus, vi khuẩn tấn công hay hít phải khói thuốc, khói xe, bụi bẩn… cơ thể lập tức có phản xạ ho giúp đẩy các tác nhân không mong muốn ra ngoài, bảo vệ sức khoẻ đường hô hấp. Tuy nhiên, ho kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như: Thức giấc về đêm, ngủ không yên giấc, stress, lo lắng, buồn rầu, học tập giảm sút…
Nhận diện các giai đoạn ho ở trẻ
Bác sĩ Mai Thị Bích Hà cho biết, cơn ho của trẻ có thể kéo dài đến 2 tuần
Nhận biết các giai đoạn ho của trẻ giúp cha mẹ có biện pháp xử trí phù hợp, tránh những sai lầm mắc phải do quá lo lắng khi thấy trẻ ho. Theo bác sĩ Mai Thị Bích Hà, trong mỗi đợt cảm, trẻ sẽ ho khoảng 10 ngày đến 2 tuần. Trong đó:
- Giai đoạn đầu: Trẻ sẽ ho khan, ho ít.
- Sau khoảng 4-5 ngày: Trẻ sẽ ho nhiều vì giai đoạn này hệ thống niêm mạc trong đường thở, cổ họng, phế quản… sẽ sản sinh ra đờm để tiêu diệt virus.
- Khoảng vài ngày tiếp theo: Trẻ sẽ ho rất nhiều nhưng đây chính là lúc trẻ sắp hết ho.
Kháng sinh “bó tay” với cơn ho do virus
Theo các chuyên gia, triệu chứng ho ở trẻ có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phần lớn là do virus, chiếm khoảng 90%, còn lại là do vi khuẩn và các yếu tố khác. Mỗi khi thấy trẻ ho, nhiều cha mẹ thường cho con dùng thuốc kháng sinh mà không xem xét kỹ nguyên nhân gây bệnh. Thực tế, thuốc kháng sinh chỉ có thể phát huy tác dụng đối với các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn và hoàn toàn “bất lực” nếu tác nhân gây bệnh là virus.
Vì vậy, trong trường hợp trẻ bị ho do nhiễm virus, dùng kháng sinh không những không giúp trẻ giảm ho mà còn dễ làm tăng nguy cơ trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón, biến chứng kháng kháng sinh nguy hại cho sức khoẻ của trẻ, thậm chí nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ do dị ứng với thuốc kháng sinh. Do đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị ho ở trẻ chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ cần lưu ý theo dõi trẻ nếu thấy có dấu hiệu bất thường như: Khó thở hơn, thở nhanh hơn, bú kém hơn, không uống được, trẻ mệt lừ đừ, mệt, tái xanh, nôn, thấy trẻ ốm nặng hơn… đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.
Làm thế nào giảm ho nhanh và an toàn cho trẻ?
Trẻ bị ho không kèm theo biểu hiện bất thường thì phần lớn được chăm sóc tại nhà. Cha mẹ cần lưu ý:
- Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đủ: Giúp cơ thể trẻ hồi phục và chống lại bệnh.
- Cho trẻ uống đủ nước: Để giữ cho đường hô hấp ẩm và giúp làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp.
- Cho trẻ hít hơi nước ấm: Giúp giảm cơn ho và làm dịu đường hô hấp.
- Điều chỉnh môi trường sống: Đảm bảo không khí trong nhà thoáng đãng, không bị khô, có thể giúp giảm triệu chứng ho cho trẻ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với hóa chất, khói thuốc lá, bụi và các tác nhân gây kích thích khác trong môi trường.
- Đặt gối nâng đầu: Đặt gối mỏng dưới đầu trẻ khi ngủ để giúp lưu thông không khí và giảm cơn ho.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị cảm lạnh hoặc cúm: Để tránh lây nhiễm các bệnh qua đường hô hấp.
Để hỗ trợ cắt nhanh cơn ho của trẻ an toàn và hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng, ngày nay, xu hướng sử dụng sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược, lành tính với thành phần chính từ xuyên tâm liên được các chuyên gia khuyên dùng.
Sản phẩm chiết xuất từ thảo dược, gồm 16 vị thuốc, thành phần chính là xuyên tâm liên hỗ trợ bổ phế, giảm ho, tiêu đờm của Công ty Thiết bị Y tế Phú Hải
Trong y học cổ truyền, thân, lá và rễ xuyên tâm liên được dùng làm thuốc, có mặt trong nhiều đơn thuốc để chữa ho do viêm phế quản, ho do viêm phổi, viêm amidan, bồi bổ cơ thể khi yếu mệt, làm loãng đờm, hỗ trợ đẩy đờm ra khỏi phế quản hiệu quả, tránh được tình trạng đờm tràn vào phổi. Xuyên tâm liên còn được bào chế thành viên nén có tác dụng kháng viêm, kháng virus, tiêu độc…
Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các thảo dược quý khác như: Đông trùng hạ thảo, yến sào, trần bì, tiền hồ, đẳng sâm, bạch linh,… hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn, giảm các cơn ho, giảm tình trạng ho khan, ho đờm, khan tiếng, bảo vệ đường hô hấp. Bác sĩ Mai Thị Bích Hà cũng cho biết, các loại thảo dược như xuyên tâm liên, đẳng sâm, đông trùng hạ thảo, yến sào, bạch linh… kết hợp cùng với các loại thảo dược khác có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho đường hô hấp, giảm ho, giảm đau rát họng, bổ phế ngăn ngừa cơn ho tái phát.
Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và cắt cơn ho cho trẻ. Cha mẹ nên tham khảo sử dụng sản phẩm dưới dạng tuýp siro giúp trẻ dễ uống, ít gây ra sự kích ứng với niêm mạc, hạn chế nguy cơ quá liều, có khả năng hấp thu nhanh hơn dạng viên nang hoặc viên nén, sử dụng dễ dàng và thuận tiện hơn.
Nguồn: Chớ vội dùng kháng sinh để cắt cơn ho cho trẻ (yteplus.vn)
Ho là một triệu chứng phổ biến của các căn bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản hay hen suyễn. Tình trạng này gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Trong bài viết sau, KhanhNinhShop sẽ chia sẻ 15 cách trị ho tại nhà đơn giản và dễ thực hiện nhất.
Từ xa xưa, tam thất đã được xem là một trong những vị thuốc quý. Sở dĩ tam thất được gọi là "kim bất hoán" (vàng không đổi được), bởi chúng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Cục máu đông là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì có thể gây tắc nghẽn lưu thông máu và làm chết mô. Lưu ý những dấu hiệu này sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện cục máu đông sớm, từ đó góp phần ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Cục máu đông thường xuất hiện ở vị trí nào và phát hiện ra sao?
0974.236.208