Đột quỵ đang dần trẻ hóa, để lại nhiều di chứng nặng nề

13/05/2024
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao. Điều đáng lo ngại là đột quỵ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Liệu có cách nào để chủ động phòng ngừa một cách an toàn và hiệu quả?

Đột quỵ đang trẻ hóa và để lại hậu quả khó lường

Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao.

Tỷ lệ người trẻ mắc đột quỵ đang có xu hướng gia tăng. (Ảnh minh họa)

PGS.TS Nguyễn Trọng Lưu, Phó chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam cho biết, điều đáng nói là đột quy ngày càng trẻ hoá, nhiều bệnh nhân dưới 30 tuổi tiền sử khoẻ mạnh cũng đã thành nạn nhân của đột quỵ.

Phụ thuộc vào mức độ nặng của đột quỵ, nguyên nhân, độ tuổi bị bệnh, người bệnh có thể gặp di chứng với các mức độ nặng nhẹ khác nhau, thường gặp là:

Liệt vận động

Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người) sau đột quỵ. Bệnh nhân liệt nằm lâu ngày có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, loét các điểm tì đè, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu,…thậm chí tử vong.

Suy giảm nhận thức

Đây là biến chứng nặng nề sau đột quỵ, người bệnh gặp tình trạng hay quên, suy giảm trí nhớ, không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, không hiểu được lời nói của người khác…

Rối loạn giao tiếp

Một trong những rối loạn giao tiếp phổ biến nhất là chứng mất ngôn ngữ do não bộ bị tổn thương, với các biểu hiện: Nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi, khó diễn đạt, thậm chí là không nói được.

Trầm cảm, rối loạn cảm xúc

Nhiều bệnh nhân tự ti về tình trạng bệnh của mình dẫn đến các thay đổi cảm xúc như: Lo âu, trầm cảm, dễ cáu gắt, dễ xúc động và thiếu kiểm soát cảm xúc... Người bệnh có thể cười và sau đó đột ngột khóc.

Rối loạn tiểu tiện

Người bệnh đột quỵ không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện do rối loạn cơ vòng kết hợp với chứng rối loạn nhận thức và cảm giác.

Hỗ trợ cải thiện di chứng đột quỵ hiệu quả và an toàn nhờ sản phẩm thảo dược

Vì đột quỵ là bệnh lý đa tàn tật, nên phương pháp phục hồi phải đa dạng. Để giúp người thân sớm cải thiện sức khỏe, giải tỏa gánh nặng cho gia đình, bên cạnh sử dụng thuốc, can thiệp phục hồi chức năng, việc sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thiên ma là xu hướng được nhiều người lựa chọn để phòng ngừa và cải thiện các di chứng của đột quỵ hiện nay. Đây cũng là phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng.

Một sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược, có thành phần chính từ chiết xuất củ thiên ma hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các di chứng đột quỵ

Một trong số đó là sản phẩm có thành phần được chiết xuất từ số lượng lớn củ thiên ma nên chứa 2 thành phần đặc biệt gtrodin và ergothioneine lớn hơn rất nhiều so với thiên ma tươi, cùng công nghệ sản xuất khép kín và vô trùng của Chunmani đạt chuẩn quản lý an toàn vệ sinh của Bộ Y tế Hàn Quốc.

Theo các sách y học ghi lại, thiên ma có vị cay, tính bình, không độc hại, có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bại liệt tứ chi, trúng phong, liệt nửa người.

Bên cạnh đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng từ chế độ ăn hàng ngày, việc sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược với các nguyên liệu an toàn, lành tính, không chứa các hoá chất tổng hợp có hại cho sức khoẻ vừa giúp tăng cơ hội cải thiện di chứng, vừa không gặp tác dụng phụ cho người bệnh.

Nguồn: Đột quỵ đang dần trẻ hóa, để lại nhiều di chứng nặng nề (yteplus.vn)



Bài viết liên quan

Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển cây sâm Ngọc Linh tại Sơn La
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển cây sâm Ngọc Linh tại Sơn La

Ngày 22/12, Gala "Sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La - Từ Quốc bảo trở thành sinh kế" đã được tổ chức tại thành phố Sơn La.

Nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ từ sớm
Nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ từ sớm

Chứng mất trí nhớ ngày càng phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa do xuất hiện ở những người trước 65 tuổi. Các nhà nghiên cứu cho rằng, yếu tố di truyền chỉ liên quan đến 5-10% trường hợp, còn lại là những tác động đáng kể đến từ thói quen, lối sống sinh hoạt hằng ngày.

Dùng nấm linh chi cần tránh những điều này để không gây hại sức khỏe
Dùng nấm linh chi cần tránh những điều này để không gây hại sức khỏe

Có thể gây hại nếu dùng nấm linh chi không đúng cách

Chat Zalo

0974.236.208

Chat Zalo Giỏ hàng
0